Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại

15:28 | 10/12/2021

DNTH: Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, việc đẩy mạnh chuyển đổi số cho nền nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết để giúp thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, gắn liền với nông nghiệp sinh thái, nông dân thông minh.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội

Trong những năm qua, thị trường kinh tế có nhiều thay đổi do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng trong và ngoài nước đang chịu thua lỗ, cạn kiệt nguồn ngân sách hoặc dừng hoạt động vĩnh viễn, do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản.

Từ thực tế đó, nền kinh tế đang phải phụ thuộc rất lớn vào các sàn thương mại điện tử, hoặc qua nhiều kênh mạng xã hội để xử lý đầu ra cho sản phẩm. Nhờ vậy, chuyển đổi số trở thành một giải pháp hàng đầu để hỗ trợ nền kinh tế và là giải pháp tối ưu cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, giúp người nông dân và doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn.

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại
Chuyển đổi số trở thành một giải pháp tối ưu cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện nay.

Để thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, cải thiện phương thức hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp; Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã đề xuất các đề án xây dựng 4 mục tiêu cụ thể đến năm 2025. Bao gồm: xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, và một Bộ tiêu chí quốc gia về NTM thông minh giai đoạn 2026 - 2030; cùng các giải pháp như: Tập trung phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; hoàn thiện chính sách và thể chế; phát triển hạ tầng số và dữ liệu số...

Hướng tới mục tiêu chuyển đổi số để sản xuất thông minh, thời gian qua nông sản Việt Nam có cơ hội được xuất hiện nhiều hơn trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, đã đem lại nhiều kết quả đáng tự hào.

Năm 2021, nhờ chuyển đổi số, tỉnh Bắc Giang đã giải quyết vấn đề đầu ra cho hàng trăm ngàn tấn vải thiều, cam, bưởi, thịt gà,… được dễ dàng xuất nhập khẩu ngay cả khi đang là điểm nóng đại dịch của cả nước. Được biết, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn là con số cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trong và ngoài nước qua hoạt động thương mại điện tử đạt trên 8.000 tấn. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng.

Ngay từ đầu vụ vải, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, giám sát tất cả các mã số vùng trồng hiện có; đề nghị cấp mã số vùng trồng mới và số hoá vùng trồng tập trung, mã số cơ sở đóng gói, cơ sở xông hơi khử trùng để chuẩn bị các điều kiện cho việc xuất khẩu vải thiều. Đến nay toàn tỉnh đã cấp 149 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; 30 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Nhật Bản; 18 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Mỹ, Úc với trên 17.000 ha.

Nhờ tiếp cận sớm với chuyển đổi số trong nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã giải quyết vấn đề đầu ra cho hàng trăm ngàn tấn vải thiều.
Nhờ tiếp cận sớm với chuyển đổi số trong nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã giải quyết vấn đề đầu ra cho hàng trăm ngàn tấn vải thiều.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương nhấn mạnh, chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới là một đề án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong suốt 10 năm qua. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội. Chuyển đổi số sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân; tạo sự đột phá, diện mạo mới nông thôn.

Vừa qua, tỉnh Bắc Giang cũng tổ chức thành công hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với quy mô quốc tế 30 điểm cầu. Trong đó có 22 điểm cầu trong nước; Trung Quốc 4 điểm cầu, Nhật Bản 2 điểm cầu; Singapore và Úc mỗi nước 1 điểm cầu.

Trong bài viết có tiêu đề: “đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại” của Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Tiến chia sẻ, chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn. Chuyển đổi số là giải pháp tích cực có thể khắc phục điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả…

Cần số hóa nền nông nghiệp dồi dào

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp về cách thức tổ chức sản xuất, quản trị sản xuất, kinh doanh nông nghiệp dựa trên các công nghệ số, áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... làm giảm đáng kể chi phí sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: “chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trọng những yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn. Từ thống kê cho thấy, đến tháng 11/2021 đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử và hàng nghìn giao dịch điện tử đã được thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp. Chuyển đổi số là một tiến trình dài và để có được hiệu quả trên cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương”.


Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu tới 42 - 43 tỷ USD các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tới trên 180 nước, vùng lãnh thổ; trong đó có 10 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên như lúa gạo, tôm, cá tra, cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê, sắn, đồ gỗ… mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ VI, hiện cả nước có 4,1 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại được chia nhỏ ra thành 7 triệu mảnh ruộng, trải dài trên 14 vĩ độ của 7 vùng sinh thái khác nhau.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho rằng những số liệu, dữ liệu khổng lồ này cần được "số hóa" hay chuyển đổi số từ các dữ liệu đơn lẻ, ghi chép, thống kê khác nhau thành một kho dữ liệu để phục vụ cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp.

 Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Croplife châu Á, khi hỏi 130 nông dân trồng lúa, cây ăn quả và rau của Việt Nam, có 42% trong số họ cho biết muốn áp dụng số hóa trong nông nghiệp. Khi so với 3 quốc gia ASEAN trong cùng khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất. Có thể thấy rằng nông dân Việt Nam quan tâm đến số hóa nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực.

Từ đó thấy được cơ hội của nông dân kết hợp sản xuất với các đối tác trong chuỗi sản xuất thực phẩm - nông nghiệp tiếp tục hợp tác để đẩy mạnh các hoạt động thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới; triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn để nông dân hiểu và sử dụng các công nghệ đó một cách hiệu quả, an toàn và bền vững với mục tiêu đảm bảo cơ hội tiếp cận và tăng tỷ lệ ứng dụng công nghệ vào canh tác thực tiễn.

 

Xem link!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN